Những thu hoạch về tác giả Mịch Quang

23/09/2020

Nhà nghiên cứu Mịch Quang.

Lướt qua những khuôn mặt tác giả chuyên viết cho Tuồng của Việt Nam thời xa xưa, chúng ta có Lương Thế Vinh, Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh, Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Đình Hy, hai vị này có công đấy sau bỏ sang sáng tác Cải lương, Chèo. Cụ Đào Tấn có vở hay nhất trong số vở Cụ soạn là “Hộ sanh đàn”. Tả cảnh đau đẻ trên sân khấu. Khi sang công tác Trung Quốc cách đây mười năm, ông Phó Chủ tịch Hội sân khấu Trung Quốc khen thán phục vở “Hộ sinh đàn” có cảnh độc  nhất vô nhị của Đào Tấn, ở Trung Quốc chúng tôi không có vở nào có cảnh tinh túy ấy.

Từ khi Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, nước nhà xuất hiện tên tuoir trên sàn diễn một số tác giả như Tống Phước Phổ, Hoàng Châu Ký. Hàn Thế Du, Đinh Bằng Phi chuyên sáng tác Tuồng. Đặc biệt hơn, Nhà sáng tác kịch bản kiêm lý luận phê bình và sư phạm Mịch Quang – cây đại thụ của Tuồng Việt Nam. Ông không những là ngôi sao sáng của sân khấu Tuồng mà trên hết còn là người đem Tuồng ra mổ xẻ, phanh phui những cái hay, cái đẹp, cái bi tráng của Tuồng. Ông tự sáng tác những kịch bản cho Tuồng, ông còn Việt Nam hóa những kịch bản của nước bạn đến với Việt Nam để phục vụ người xem đông là nhân dân cần lao, ngư dân, nông dân, bán nuôn như ở các cùng quê miền Trung là nơi thịnh hành nhất nước ta. Ông lý luận ở trong sách, ông nói rõ Tuồng không phải để phục vụ những vị tai to mặt lớn mà của dân lao động. Hàng năm, những lễ hội cầu ngư, lễ hội xuống sông, bám biển của ngư dân đều được các địa phương mời các nhà hát, các đoàn và phường gánh hát đến phục vụ. Có địa phương hát liền ba đêm, thậm chí một tuần. Lễ hội đông và dài như vậy là hoạt động tâm linh của bà con xóm làng suốt giải miền Trung đất nước. Cầu ngư là nỗi mong mỏi của người dân trải dài hàng ngàn cây số đất miền Trung cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Những tác giả: Văn Sử, Lê Minh Sơn, Võ Sĩ Thừa, Đoàn Thanh Tâm thi thoảng có vở dựng cho Tuồng, có pho sáu bẩy hồi, có pho mười hồi. Thậm chí có pho thành hai mươi hồi diễn mấy tối, bà con không những mê mẩn không chán mà còn say men những đêm hát như thế làm say lòng bao thế hệ khán giả. Tác giả Mịch Quang rất quen thuộc và thân thương với nhân dân cả nước mà ông còn là một người Thầy, người anh, người bạn của đồng nghiệp. Cả một đời dành tâm huyết cho sân khấu Tuồng. Ông là một mẫu mực cho bạn cùng trang lứa trong nghề, ông có công đào tạo một nghệ sĩ có tên tuổi tỏng làng sân khấu kịch hát dân tộc nước nhà. Ông Mịch Quang là vệt nắng sưởi ấm sân khấu đang chợ chiều hưu hắt trong nhiều năm. Có lần tôi đọc báo Văn Nghệ, trong một phát biểu thẳng thắn nêu ý kiến: Có một số sách, báo, tài liệu đã được in ấn, các vị ấy luôn nói đến giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong Văn học Nghệ thuật, nhưng chẳng có vị nào đưa ra giữ gìn bản sắc bằng cách nào, trong những trường hợp nào chứ cứ chung chung như vậy biết đằng nào mà lần? Thực tế Tác giả Mịch Quang biết rất rõ bản sắc văn hóa dân tộc nhưng ông không ưa cách hiểu nửa vời của mấy vị không cơ bản nhưng thích rao giảng lý luận để cho mọi người thấy ra hiểu biết. Câu hỏi búa bổ ấy cho mấy vị sính nói chữ một bài học. Tôi rất tâm đắc câu hỏi của ông.

Nhìn vào số tác phẩm ông viết, những ý tưởng của ông trong sách được đúc kết và những kịch bản ông chỉnh lý ta thấy Mịch Quang là một cây bút lăn lộn với nghề, tâm huyết với nghề, hết lòng cho nghề, được giới sân khấu ghi nhận và tôn trọng những đóng góp của ông cho Tuồng rất lớn. Những đóng góp của ông vẫn còn giá trị và kinh nghiệm cho ngành Tuồng.

Là lớp Tác giả con cháu, chúng tôi coi ông là tấm gương sáng noi theo. Vì những viên gạch chịu lửa của Thời gian đã hun đúc nên một Tài năng cho sân khấu kịch hát qua bao năm tháng.

Kính thưa bác Mịch Quang! Một trăm năm đời người của Bác là cuốn sách quý. Chúc Bác không có tuổi trong cuộc hành trình đầy gian nan có cả nước mắt, mồ hôi trên sàn diễn.

Tháng 12 năm 2017

Nhà viết kịch Ngọc Thụ