Ở Sài Gòn

01/10/2020

Sài Gòn xưa.

Vào Sài Gòn, tôi thuê nhà trong hẻm Garceric, gần Bưu điện trung tâm. Ngôi nhà nhỏ nhưng phân bố ngăn nắp, hợp với túi tiền công chức nhỏ, và được cái thuận lợi là yên tĩnh, vừa gần cơ quan tôi, vừa gần chợ Tân Định nhưng xa các khu vực nghệ thuật. Tôi đi bộ đi làm, vợ tôi cũng đi bộ đi chợ. Hồi đó trung cấp (secondaire) như tôi mà không hề biết đến xe đạp. Và mặc dù cư trú trong vùng cải lương nhưng tôi không đủ tiền đi xem (lấy vé, đi xe kéo). Tôi bèn mua một máy hát chạy dây cót để nghe đĩa. Hồi đó chưa có máy hát chạy điện. Có hãng đĩa hát Béka và Asia. Đĩa Béka chuyên thu ca Huế và hát mới, đĩa Asia chuyên thu cải lương, thu luôn toàn vở cải lương thành từng bộ đĩa, có bán kèm dịch bản văn học. Tôi mua một bộ đĩa Cô Nhơn danh ca Huế, ca, và hai bộ đĩa cải lương “Trang tử cổ bồn” và “Quan âm thị kính”. Về ca Huế tôi rất phục tài của Cô Nhơn, nhất là trong điệu “hò mái nhì” giọng luyến láy của cô khi vút lên, nghe như sợi tơ trong suốt và mong manh. Về cải lương tôi thích các tài tử Năm Nghĩa, Út Trà Ôn, Tư Sạng, Tư Bé, Cần Thơ, Ba Bến Tre, Phùng Há, Sáu Tưởng, Hai Nén, Tám Thưa, Jean Tịnh….

Đi làm về, công việc duy nhất và thường xuyên của tôi là mở máy hát, nghe và hát theo. Tôi thuộc và ca được của ca Huế hai bài hò mái nhì “Chiều chiều trên bến Văn lâu” và Nam bằng “Nước non ngàn dặm”. Tôi thuộc của cải lương toàn bộ vở “Quan Âm Thị Kính” và “Trang tử cổ bồn” mà tôi cho là kinh điển của cải lương về giá trị văn học. Xin ghi lại bài Tây thi đối đáp với nhà sư và Thị Kính giả trai:

 

Nhà sư

Nói thường Nam mô A di đà Phật.

Từ ngày mà bần đạo lảu thông

Phật pháp và hiểu được máy

huyền vi cho đến nay thì

Nói lối Sớm bạn với non xanh nước biếc

Chiều vui cùng gió mát trăng trong

Thú thanh nhàn lạc tại kỳ trung

Mùi tục luỵ trí chi độ ngoại

Dưỡng tấm lòng tự tại

Thấm mùi đạo cao siêu

Riêng một bầu trời đất mặc tiêu diêu

Rảnh năm mối luân thường không hệ lụy

Như bần đạo đây là

Y bát giữ lòng tu kỷ

Từ bi hết dạ độ tha

Đã chán mùi phú quý vinh hoa

Quyết nương chốn thiền lâm thanh tịnh

(Thị Kính giả trai ra, quỳ)

 

Thị Kính

Bạch quá tôn sư

Trước phương trượng cúi đầu đảnh lễ

Giữa Phật đường bái kiến cao tăng

Tiểu sinh nay đà chán cuộc trần

Mong đại đức thâu làm môn đệ.

 

Nhà sư

Nói thường Nam mô A di đà Phật!

Con người ở cõi đời phồn hoa vật chất nầy mà có lòng

mộ đạo quyết chí tu Thân, là một việc rất tốt.

Nhưng với thư sinh đây

Nói lối vừa nghe qua ngôn ngữ

Và ngắm lại hình dung

Chẳng phải phường thi lễ gia môn

Thì cũng bực hào hoa tử đệ

Bởi vậy cho nên

Ca Tây thi Ta xem thư sinh đây

Là một người tuấn tú thanh niên

Vậy chớ quê quán ở đâu và danh tánh là chi?

Bởi cớ làm sao mà xuất gia đầu Phật

Đang giữa hồi tuổi trẻ đầu xanh

Có phải chăng vì ngộ biến gia đình

Hay khoa kỳ đã lỡ bước công danh

Cùng là trắc trở cuộc hôn nhơn

Vậy thì nguồn cơn hãy khá tỏ phân cho minh bạch

Vì cửa Phật đường vốn mở rộng cho mọi người

Riêng chỉ trừ những bọn hoặc thế du dân

Thì chốn thiền môn không hề dung nạp,

Mà bần đạo nhìn cho kỹ tướng mạo của thư sinh

Thì quả là một trang nam tử phú hào

Bởi cớ làm sao mà lánh xa trần tục

Đem thân nương vào chốn phật đường

Suy đi xét lại cho cùng

Lòng bần đạo đây không khỏi hồ nghi.

 

Thị kính

Bạch quá tôn sư

Như tiểu sinh đây

Nói lối Tiện danh là Văn Kính

Hàn gia ở tại Hớn thành

Bởi lòng trời xuôi khiến nguyện tu hành

Đức Phật khiến từ bi mộ đạo

Ngày nay quyết quy y Phật giáo

Không phải vì lỡ bước công  danh

Không phải do ngộ biến gia đình