Mịch Quang

Sinh ngày 1-5-1917. Mất ngày 14/2/2018.

Quê quán: Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.

Huân chương Lao động hạng Nhất (1999).

Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001).

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (2017).

Quá trình công tác:

– Năm 1945 tham gia Tổng khởi nghĩa ở Khánh Hòa làm Chủ tịch Văn hóa cứu quốc Ninh Hòa.

– Năm 1946 nhập ngũ làm Trưởng ban văn hóa Trung đoàn 94 ở Liên khu 5.

– Năm 1948 – 1954: Ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Bình Định.

– Năm 1955-1959: Biên tập viên Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam.

– Năm 1960 – 1970: Cán bộ Nghiên cứu Ban Nghiên cứu Tuồng rồi Nhà hát Tuồng Bộ Văn hóa.

– Năm 1971-1975: Giảng viên Trường  Lý luận Nghiệp vụ Bộ Văn hóa.

– Năm 1976 – 1977: Trưởng đoàn tuồng Sở Văn hóa Thông tin Phú Khánh.

– Năm 1977-1979: Ủy viên Ban vận động thành lập Hội Văn học nghệ thuật Phú Khánh.

– Năm 1980: Về hưu.

Các tác phẩm chính:

Sách:

–       Tim hiểu nghệ thuật Tuồng (Nhà xuất bản Văn hoá nghệ thuật -1963)

–       Đặc trưng nghệ thuật Tuồng (Sở VHTT Phú Khánh – 1988. Nhà xuất bản Sân khấu  (tái bản) 1995)

–       Âm nhạc và Sân khấu kịch hát dân tộc (Nhà xuất bản Sân khấu – 1994 – tái bản 2006)

–       Kinh dịch và Nghệ thuật truyền thống (Nhà xuất bản Sân khấu – 1999, tái bản 2007)

–       Khơi nguồn Mỹ học dân tộc (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2003, tỏi bản 2010)

–       Tuyển tập Kịch bản và Hồi ký (Sở VHTT Bình Định – 2005)

–       Tuyển tập Mịch Quang tập 1 gồm các tác phẩm nghiên cứu (Nhà xuất bản Sân khấu 2018)

Kịch bản sân khấu:

–       Đường về Lam Sơn (Đội tuồng Bình Định-1952)

–       Má Tám (Đoàn tuồng Bắc Trung ương – 1965)

–       Hộp truyền đơn (Đoàn tuồng Liên khu 5 – 1972)

–       Trần Hưng Đạo (Đoàn cải lương Nam Hà – 1973)

–       Quang Trung (Đoàn Tuồng Nghĩa Bình – 1980)

–       Phất cờ nương tử (Đoàn Tuồng Phú Khánh 1985)

–       Thanh gươm hát bội (Nhà hát tuồng Phú Khánh 1987 – Nhà hát tuồng Đào Tấn 1988)

–       Nỗi lòng bà mẹ (Nhà hát Tuồng Phú Khánh -1988)

–       Giấc mộng hồ hoa (Nhà hát tuồng Khánh Hòa – 1990)

–       Vua Hùng kén rể (Đài Tiếng nói Việt Nam phát kịch thơ năm 1972. Nhà hát tuồng Khánh Hoà dựng tuồng 1995. Nhà hát Múa rối VN chuyển thể rối dựng năm 1974. Nhiều đoàn cải lương phía Nam chuyển thể dàn dựng biểu diễn từ 1980 dưới tên “Sơn Tinh-Thuỷ Tinh”)

–       Bà mẹ làng Sen (Nhà hát nghệ thuật truyền thống Khánh Hoà-2003)